Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Chitin/chitosan và các ứng dụng trong đời sống, y học, làm đẹp

Nhiều người rất thích ăn rau cải nhằm tăng cường vitamin, chất khoáng và lượng chất xơ giúp không bị táo bón. Nhiều người khi ăn tôm tép thích ăn luôn vỏ để bổ sung canxi là chất cần thiết cho hệ xương. Tuy nhiên rất ít người biết, rau cải và vỏ tôm tép chứa hai hợp chất có rất nhiều trong thiên nhiên, được con người tận dụng để phục vụ đời sống của mình. Hai hợp chất ấy là cellulose và chitosan.

Chất xơ sợi có ở rau cải phần lớn là cellulose và chính nó giúp tạo khối trong phân để phòng chống táo bón. Còn chất làm cho vỏ tôm, vỏ cua có vẻ cứng cỏi không chỉ là canxi mà chủ yếu là chitin. Chitin là chất ban đầu có ở vỏ giáp xác, khi được ly trích để sử dụng thường được biến đổi thành chitosan, vì vậy hai hợp chất thường được xem là một và được viết là “chitin/chitosan”. 

Chitin/chitosan không chỉ có ở động vật mà có thể có ở các loài nấm, vi nấm, côn trùng. Nói đến chitin/chitosan thường gợi liên tưởng đến cellulose bởi các hợp chất này đều là polysaccharid thiên nhiên có cấu trúc hoá học gần giống nhau. Cả hai đều có trữ lượng rất lớn trong thiên nhiên, đến độ thừa mứa: lượng chitin/chitosan được tạo ra trong thiên nhiên ước tính khoảng 100 tỉ tấn/năm, chỉ đứng sau cellulose. Mặc dù chitin/chitosan có rất nhiều, được xem là hợp chất không độc, rất ít gây dị ứng, có khả năng tự phân huỷ sinh học và tương hợp sinh học, nhưng quá trình nghiên cứu chitin/chitosan chỉ thực sự có hệ thống vào giữa thế kỷ 20. 

Trên mạng internet hiện nay người ta có thể tìm đọc các thông tin về chitin/chitosan, đặc biệt các ứng dụng của chúng rất dễ gây nhầm lẫn. Ví dụ như chitosan được dùng làm màng bao trái cây giúp bảo quản tồn trữ rất lâu dài mà không phân huỷ, hay chitosan có tác dụng như nam châm hút mỡ chống béo phì, giúp hạ cholesterol máu, chữa bệnh gout, giúp diệt khuẩn helicobacter pylori, chitosan giúp chống say, làm đẹp v.v. Thực hư thế nào?


Chitosan tan trong dung dịch axit tạo gel có thể tráng mỏng thành màng, vì vậy, từ lâu người ta đã dùng chitosan tạo màng không thấm bao các loại trái cây để bảo quản lâu hơn. Trong lĩnh vực y dược, chitin/chitosan đã được nghiên cứu nhiều và được điều chế thành các tá dược rã, dính, bao các loại thuốc viên giúp phóng thích dược chất kéo dài. 

Nhiều nghiên cứu cho thấy chitosan có những tác dụng sinh học có triển vọng dùng trong điều trị. Trước hết, chitosan có tác dụng hạ cholesterol máu theo cơ chế tại chỗ. Trong các nhóm thuốc trị rối loạn lipit huyết (trong đó có hạ cholesterol máu) có thuốc có tác dụng tại chỗ, đó là ezetimide (Zetia). Gọi là tại chỗ vì ezetimide chỉ cho tác dụng tại ruột, ức chế sự hấp thu cholesterol từ ruột vào máu, ezetimide cũng không được hấp thu vào máu. Chitosan cũng thế, khi uống vào đến ruột được dịch tiêu hoá hoà tan tạo thành dạng gel, sẽ bẫy chất béo (chứa triglycerid và cholesterol) có trong thức ăn thức uống không cho hấp thu vào ruột (theo Kamauchi, 1995). Như vậy, mô tả chitosan có tác dụng như nam châm hút mỡ tại ruột giúp trị béo phì cũng đúng phần nào. Do ức chế sự hấp thu chất béo, trong đó có cholesterol, nên chitosan hỗ trợ hạ cholesterol máu.

Về tác dụng trị viêm loét dạ dày – tá tràng (VLDDTT), chitosan cũng có tính hỗ trợ. Khi uống vào, chitosan nhờ môi trường axit ở dạ dày tạo thành gel che phủ niêm mạc và phát huy tác dụng bảo vệ niêm mạc. Năm 1999, một số tác giả người Nhật đã chứng minh qua mô hình thử trên chuột tác dụng của chitosan bảo vệ chống loét dạ dày (gây ra bởi rượu ethanol và axit acetic), tác dụng bảo vệ này tương đương thuốc kinh điển trị VLDDTT là sucralfat. Chitosan cũng được chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn gây VLDDTT là helicobacter pylori. 

Phòng bệnh ung thư: Chitosan có chức năng tăng cường miễn dịch tế bào, kích hoạt tế bào hạch, có khả năng làm cho chỉ số pH của dịch thể tăng cao. Từ đó tạo ra môi trường kiềm tính, tăng cường chức năng tế bào hạch tấn công tế bào ung thư tương đối tốt, kích thích sự sản sinh ra cac tế bào chữ T ở tụy. Ung thư đáng sợ bởi chúng có nhiều tính khuyếch tán. Các nhà khoa học ngành y học sinh vật thế giới bằng nhiều phương pháp khác nhau đã chứng thực Chitosan có tác dụng ức chế tính khuyếch tán của ung thư và thu được những thành công đáng kể trong thực nghiệm lâm sàng. Chitosan còn có đặc tính bám chặt vào các phân tử ở bề mặt tế bào biểu bì trong huyết quản, chúng có khả năng phong tỏa các tế bào ung thư không cho chúng lây lan sang các tế bào biểu bì trong huyết quản, có tác dụng ngăn chặn bộ phận bị ung thư khuyếch tán ra xung quanh.

Tăng cường chức năng của gan: Chitosan có khả năng ngăn chặn ruột hấp thu Cholesterol và làm cho Cholesterol không bị tích tụ trọng gan. Khi chúng ta cảm thấy khó chịu ở gan, nhất định gan đang có vấn đề nghiêm trọng. Chitosan có tác dụng ức chế chỉ số Cholesterol tăng lên, do đó phòng chống được bệnh mỡ gan.

Phòng chữa bệnh tiểu đường: Chitosan có tính thấm hút khá mạnh, nó chiếm dung tích nhất định trong đường ruột, có khả năng giảm thiểu sự hấp thụ Gluxit từ thức ăn vào cơ thể, hạ thấp và điều chỉnh chỉ số đường huyết, do đó chúng có tác dụng phòng chữa bệnh tiểu đường.

Hạ huyết áp: Chitosan làm giảm sự hấp thu ion Clo vào cơ thể, dưới tác dụng của axit trong dạ dày hình thành nên các nhóm ion mang điện tích dương, kết hợp với ion Clo do đó đã hạ thấp nồng độ của ion Clo trong máu, tác dụng làm giãn nở huyết mạch được tăng cường, từ đó hạ thấp huyết áp.

Làm đẹp: Chitosan mang điện tích dương, mà tất cả độc tố, kim loại nặng, bụi bẩn, tế bào chết... trên da đều mang điện tích âm nên sẽ bị chitosan hút và đào thải. Ngoài ra chitosan còn có tác dụng diệt khuẩn, thúc đẩy làm lành da, phục hồi vết thương, hoạt hóa tế bào và giữ ẩm cho da.

Để được tư vấn nhiều hơn về chitosan, xin mời quý vị liên hệ trực tiếp với chuyên gia của chúng tôi.

matnadinhduong@gmail.com - 093.648.8007

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét